Thị trường Bitcoin đã khép lại tháng 11 và đón tháng 12 với trạng thái biến động mạnh. Không ít giao dịch cắt lỗ được thực hiện trên thị trường spot, hàng loạt lệnh leverage đã bị thanh lý tại future market. Ngoài ra, việc Fed đang tính đến chuyện hạn chế dần các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã có những tác động nhất định đến cả Bitcoin và nhiều thị trường truyền thống.
Tuần qua, giá Bitcoin đã tăng từ $54,815 lên $59,041, trước khi giảm mạnh xuống $45,032 vào thứ 7 (giảm 34.5% so với all-time-high thiết lập vào 09/11).
Trong bài phân tích tuần trước, ta đã đề cập đến việc lượng hợp đồng mở tăng cao trong future markets có thể kích thích các cá lớn thực hiện các hành vi thao túng, gây ra biến động mạnh về giá cả để thanh lý lệnh. Tuần qua, giá BTC đã giảm mạnh xuống dưới vùng support $53K, khiến lượng lớn lệnh long với trị giá $5.4B (24.5%) bị thanh lý.
Cụ thể, chỉ trong thứ 7 tuần trước, một lượng hợp đồng mở trị giá 58,202 BTC đã bị thanh lý. Đây là con số kỷ lục trong năm 2021, chỉ xếp sau ngày cao điểm của đợt bán tháo tháng 5 (19/05). Khi đó, 79,244 BTC trong các hợp đồng mở đã bị thanh lý.
Ngoài 2 trường hợp này, các đợt thanh lý đồng loạt lệnh đòn bẩy trong năm qua đều chịu tác động từ các sự kiến đáng chú ý:
12/05: Tesla tuyên bố không còn chấp nhận phương thức thanh toán bằng Bitcoin cho các mẫu xe điện của hãng (long squeeze).
26/07: Đợt phục hồi mạnh vào mùa hè (short squeeze).
07/09: El Salvador chính thức hợp pháp hóa đồng Bitcoin (short squeeze).
Ngược lại, Option markets đang trở nên sôi động hơn vào những ngày gần đây, khi nhiều nhà đầu tư đang tìm cách khai thác lợi nhuận từ sự biến động của tỷ lệ premium. Tuần qua đã ghi nhận một kỷ lục về options volume mới, tính từ giữa tháng 5 đến nay ($1.7B/giờ).
Hiện tại, Options Volume đã tăng >250% kể từ tháng 6, và thường xuyên ghi nhận con số $1B/ngày.
Funding Rate tại Futures Perpetual phản ánh tỷ lệ giữa số lệnh long/short được đặt bởi nhà đầu tư, đồng thời giúp thị trường nay tăng trưởng cân bằng hơn. Sau khi lượng lệnh long trị giá $5.4B bị thanh lý hàng loạt cào cuối tuần vừa qua, Funding Rate đã chuyển từ dương sang âm (-0.035%) ⇒ lệnh short đang nhiều hơn lệnh long.
Kể từ tháng 9 đến nay, đây là lần đầu tiên Funding Rate rơi vào trạng thái âm. Đồng thời đây cũng là mức âm sâu nhất kể từ tháng 7.
Quan sát kỹ hơn, funding reset đã duy trì ở mức dương trong 2 tháng trở lại đây ⇒ phần lớn cộng đồng nhà đầu tư tin vào xu hướng tăng (bearish traders) dù giá có bắt đầu suy giảm sau khi all-time-high được thiết lập vào đầu tháng 11 ⇒ khi giá sụt giảm vào tuần qua, họ phải đối mặt với các đợt thanh lý.
Tình huống này ngược với khi giá chạm đáy vào tháng 6, funding reset âm ⇒ phần lớn cộng đồng nhà đầu tư đặt lệnh short (bullish traders) ⇒ giá BTC hồi phục vào tháng 7 ⇒ các lệnh short lần lượt bị thanh lý.
Nhìn chung, sự lên xuống theo chu kỳ là hiện tượng quen thuộc tại bất kỳ thị trường nào. Nhưng mỗi khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, thành phần chịu tác động đầu tiên chính là các nhà đầu cơ lỡ mua đỉnh, và các nhóm nhà đầu tư đặt lệnh long. Sau đợt thanh lý hàng loạt, lượng lỗ được ghi nhận trong ngày 04/12 đã lên tới $3B.
Quay lại với thị trường spot, biểu đồ HODL Waves dưới đây sẽ phản ánh rõ các thành phần nguồn cung (phân chia theo các nhóm tuổi) được đem lên sàn giao dịch trong thời gian qua. Qua đó, ta có thể đánh giá tổng quan được trạng thái tâm lý của các nhóm nhà đầu tư (đặc biệt là các long-term holders).
Từ 27/11 đến nay, chỉ khoảng 2.63% số coins trên 3 tháng tuổi đã được bán ra. Nói cách khác, 97% số coins>3 tháng tuổi vẫn đang nằm im trong ví các HODLers trong suốt đợt xuống giá vừa qua.
Chỉ số Dormancy (tuổi thọ trung bình của coins được đem giao dịch) cũng đang phản ánh tình huống tương tự. Cụ thể:
Dormancy tăng ⇒ lượng coins cũ được bán ra tăng.
Dormancy giảm ⇒ lượng coins cũ được bán ra giảm.
Trong năm 2020, chỉ số này thường xuyên đạt trên 40 ngày. Tuy nhiên, hiện tại chỉ số Dormancy chỉ đạt 25 ngày ⇒ suy giảm đáng kể từ mức đỉnh hồi đầu năm ⇒ các HODLers ngày càng chắc tay, hiếm kkhi tung ra coins cũ của mình. Ngược lại, hoạt động giao dịch trên chuỗi chủ yếu được thực hiện bởi các nhà đầu cơ, thường cuyên mua vào bán ra coins mới.
Điều này thể hiện sự tin tưởng của các HODLers bất chấp việc các chỉ số về giao dịch thua lỗ hay biến động giá mạnh được ghi nhận thời gian gần đây.
Bên cạnh hành vi của HODLers, trạng thái hoạt động của cộng đồng nhà đầu tư nói chung có thể được thể hiện qua mức phí giao dịch on-chain hàng ngày (Exchange Fee Dominance). Mức phi giao dịch thường xuyên tăng cao khi lượng giao dịch on chain tăng đột biến.
Trạng thái gia tăng của chỉ số này đã được ghi nhận trong suốt bull market cuối 2020, đầu 2021 ⇒ hoạt động chuyển nhượng diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, trong đợt xuống giá vừa qua, Exchange Fee Dominance đã sụt giảm đáng kể, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 10/2020 ⇒ hoạt động giao dịch trên chuỗi diễn ra cầm chừng.
Lượng coins được đưa lên các sàn giao dịch cũng phản ánh phần nào mức độ sôi nổi của thị trường. Bởi nếu hoạt động giao dịch diễn ra thường xuyên với khối lượng lớn, lượng coins được các nhà đầu tư đưa lên ví sàn sẽ rất lớn, và ngược lại.
Ví dụ, trong đợt bán tháo hồi tháng 5, lượng coins được đưa lên sàn tăng đột biến với mức đỉnh lên tới 10.4k BTC. Ngược lại, lần xuống giá lần này chỉ ghi nhận lượng inflow cao nhất là 2k và 3.2k BTC ⇒ lượng BTC được bán ra cắt lỗ không nhiều như các đợt xuống giá trước.
Do đó, tâm lý hoảng loạn của đám đông có khả năng lớn xuất phát từ đợt thanh lý đồng loạt lệnh đòn bẩy tại thị trường phái sinh, không phải từ hoạt động trên thị trường spot.
Nhìn chung, các HODLers vẫn đang yên ắng tích trữ coins cũ của mình. Lượng coins được luân chuyển trên sàn hiện tại không quá lớn. Tuy nhiên, lượng coins hạn chế đang giao dịch trên sàn đến từ đâu? Và ai đang thực hiện các giao dịch đó?
Câu trả lời khá dễ đoán: chúng đến từ các short-term holders lỡ mua tại vùng đỉnh thời gian gần đây, và họ đang vội vàng bán ra thu hồi vốn, thậm chí chấp nhận bán lỗ. Chỉ số Short-Term Holder SOPR (tỷ lệ lãi/lỗ khi STHs thu về khi bán coins) đang dưới 1 ⇒ hầu hết STHs chấp nhận bán lỗ. Đặc biệt, chỉ số này còn đang ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 tới nay.
Giá BTC giảm đột ngột trong cuối tuần trước đã khiến hàng loạt lệnh đòn bẩy bị thanh lý trong futures market ⇒ tạo tâm lý sợ hãi cho nhiều STHs mua đỉnh ⇒ nhiều STHs vội vàng bán tháo.
Các nhà đầu tư thông minh/HODLers nắm giữ phần lớn nguồn cung Bitcoin vẫn đang im lặng tích trữ.
Tình huống lệnh đòn bẩy được sử dụng quá đà, sau đó bị thanh lý hàng loạt bởi biến động mạnh về giá trong thời gian ngắn là kịch bản quen thuộc. Sau mỗi lần biến động như vậy, thị trường thường sẽ trở nên cân bằng và khỏe mạnh hơn.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat