Thị trường Bitcoin đã có phần ổn định trở lại sau những đợt hiệu chỉnh liên tục vào nửa đầu tháng 01/2022. Các biến động tiêu cực chịu tác động không nhỏ từ các dự định thắt chặt chính sách hỗ trợ từ Fed, và còn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường BTC trong trung hạn.
Còn vào tuần qua, giá BTC bắt đầu với ngưỡng $41,718; sau đó giảm nhanh xuống $39,821 trước khi lấy lại mức support $40,000 và tăng trở lại vào cuối tuần. Để phỏng đoán được diễn biến thời gian tới, bài phân tích tuần này sẽ đi sâu vào:
Giá Bitcoin hiện đã giảm ~ 35% so với mức all-time-high thiết lập vào tháng 11 năm 2021. Theo đó, khoảng 5,7M BTC hiện đang phải đối mặt với nguy cơ chịu lỗ (~ 30% nguồn cung lưu hành), gây ra áp lực bán đáng kể cho thị trường.
Theo dõi biểu đồ dưới đây, có thể thấy Percent Supply in Profit tuần qua giao động quanh mức 70% từng được ghi nhận vào mùa hè năm 2020 và 2021:
Thị trường BTC đang rất cần một sự tác động lớn mới để giải tỏa áp lực bán cao. Ngược lại biến động giá tiêu cực có thể khiến các nhà đầu cơ ngắn hạn lỡ mua đỉnh hoảng loạn, đổ xô bán tháo.
Mặt khác, anh em có thể tham khảo biểu đồ Percent of Transfer Volume in Profit:
Một số trường hợp Percent of Transfer Volume in Profit giảm xuống dưới <40% đã đánh dấu sự đảo chiều, khi hầu hết nguồn cung trong tay các nhà đầu cơ lỡ mua đỉnh đã chuyển dần sang tay các nhà đầu tư dài hạn, có tâm lý vững vàng trước áp lực bán. Tuần qua, tỷ lệ này đã có lúc giảm xuống dưới mức 40%.
Thêm vào đó, khoản lỗ đã thực hiện (Realized Losses) đã có xu hướng tăng cao liên tục trong giai đoạn vừa qua, khi các nhà đầu cơ lỡ mua đỉnh liên tục cắt lỗ. Trung bình, tổng khoản lỗ họ phải chịu khi giao dịch là ~$750M/ ngày, ngang với mức từng ghi nhận vào local low hồi tháng 5/2021.
⇒ Nếu chỉ số này có dấu hiệu giảm trong thời gian tới, đó có thể là tín hiệu cho thấy nguồn cung trong tay các nhà đầu cơ đã dần cạn kiệt, xu hướng giá có thể đảo chiều.
Tóm gọn lại, trạng thái tâm lý và hành vi của nhóm nhà đầu tư và đầu cơ thể hiện qua các chỉ số Realized Profits, Realized Losses được thể hiện một cách trực quan qua biểu đồ Market Realized Gradient (MRG) dưới đây:
Hiện tại, giá trị MRG đang âm những đã tăng dần, gần đạt điểm cân bằng. Nếu đà tăng được tiếp tục, phá mốc 0 ⇒ một sự đảo chiều tăng giá có thể sẽ diễn ra.
Nguồn cung đang không ngừng chảy từ tay các nhà đầu cơ ngắn hạn sang các nhà đầu tư dài hạn. Thời điểm các nhà đầu cơ kiệt quệ, sự vững vàng của các nhà đầu tư có thể giúp giá đảo chiều. Tuy nhiên, nếu biến động giá tiêu cực xảy ra trước thời điểm đó, giá dễ đi xuống nhanh, bởi áp lực bán đang cao.
Hiện tại, khối lượng BTC nhóm này nắm giữ đã tăng lên trong những tháng gần đây, nhưng vẫn tương đối thấp, đạt ~ 3M BTC ⇒ Nếu chỉ số này tiếp tục tăng, giai đoạn ảm đạm có thể sẽ còn tiếp tục. Ngược lại, nếu nó ngừng tăng và giảm xuống thấp trở lại, thời điểm các STHs kiệt quệ sẽ tới gần.
Về phía các nhà đầu tư dài hạn, khối lượng lợi nhuận nhà đầu tư thu về thời gian qua đang rất khiêm tốn, hiện đang giao động dưới $1 Billion/ ngày ⇒ các thành phần vẫn sở hữu lợi nhuận tiềm năng không quá mặn mà với việc chốt lời, có động thái chờ giá tăng tiếp.
Ngược lại, hoạt động tích lũy lại được họ tích cực triển khai trong giai đoạn vừa qua. Anh em có thể theo dõi nhanh biểu đồ Realized Cap HODL Waves tập trung thể hiện tỷ lệ nguồn cung dưới 1 tháng tuổi dưới đây:
⇒ Tỷ lệ nguồn cung dưới 1 tháng tuổi giảm thấy rõ trong giai đoạn vừa qua ⇒ động thái tích lũy của các nhà đầu tư dài hạn.
Trong bối cảnh thị trường spot duy trì cấu trúc ổn định (nhà đầu cơ ngắn hạn cắt lỗ và nhà đầu tư dài hạn tích trữ dần) nhưng tình trạng thị trường lạm dụng lệnh đòn bẩy lại diễn ra tại thị trường phái sinh với tổng giá trị lệnh đòn bẩy đạt ~250k BTC ⇒ giá BTC vẫn sẽ chịu tác động chủ yếu từ thị trường phái sinh trong ngắn hạn.
Kể từ tháng 4/2021, đến nay, tổng cộng 4 lần biến động giá gây thanh lý hàng loạt đã diễn ra mỗi khi tổng giá trị lệnh đòn bẩy vượt ngưỡng 240K BTC.
Funding rate tuần qua đã chuyển sang vùng âm ⇒ lượng lệnh short đang có xu hướng nhiều hơn lệnh long. Tuy nhiên sự phân hóa chưa quá rõ ràng.
Tóm lại, xu hướng giá giảm có thể sẽ tiếp tục, khi các nhà đầu cơ ngắn hạn đang liên tục cắt lỗ. Sự đảo chiều ổn định chỉ có thể xuất hiện khi lực bán từ nhóm này kiệt quệ ⇒ xu hướng hồi phục chưa quá rõ ràng trong ngắn hạn.
Ngược lại, tình trạng lạm dụng lệnh đòn bẩy kéo dài luôn tiềm ẩn nguy cơ biến động giá trong ngắn hạn => Biến động giá sẽ xảy ra khi funding rate có sự phân hóa rõ ràng hơn.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat