Tuần vừa qua, thị trường Bitcoin đã trải qua hàng loạt những biến động đầy thử thách, khi khởi đầu với giá $43.413, nhưng lại kết thúc ở vùng $34.407 – giảm 49,9% so với all-time-high hồi tháng 11/2021. Hơn $2,5B Bitcoin đã được bán ra trong giai đoạn này, phần lớn vẫn đến từ các Short-term Holders với mục đích cắt lỗ.
Trong bài phân tích tuần này, hãy cùng quan sát mức thiệt hại các thành phần đầu tư đã và đang phải chịu, đồng thời xác định khả năng liệu bear market kéo dài có đang diễn ra hay không.
Sau cú giảm ngày 21/01, giá Bitcoin chính thức giảm một nửa (49,9%) so với mức all time-high. Đây là đợt bán tháo khốc liệt thứ hai kể từ bear market 2018-20 đến nay, chỉ sau đợt mùa hè 2021, khi đó thị trường giảm -54% so với đỉnh thiết lập vào tháng 4. Những nhà đầu tư có tâm lý bullish đang bắt đầu lung lay. Sự sụt giảm lần này rõ ràng đã vượt qua phạm vi -20% đến -40% được ghi nhận trong các thời điểm hiệu chỉnh giá giữa bull market năm 2017 và 2020-21.
Chỉ số NUPL (tỷ lệ lãi/lỗ chưa thực hiện so với marketcap) được dùng để đánh giá khả năng sinh lời tổng thể của thị trường theo tỷ lệ với vốn hóa thị trường:
NUPL hiện đang đạt 0,325 ⇒ 32,5% marketcap đang là lợi nhuận chưa thực hiện ⇒ thấp hơn nhiều so với con số ~ 0,75 và ~ 0,68 ghi nhận trong tháng 3 và tháng 10 năm ngoái.
Xem xét các chu kỳ trước, 0,325 là ngưỡng thường đi ghi nhận trong giai đoạn đầu đến giữa bear market (màu cam). Bear market hè 2021 cũng đã bắt đầu khi NUPL giảm xuống vùng này vào tháng 5.
Ngoài ra, anh em có thể tham khảo chỉ số MVRV-Z: giá trị chênh lệch của marketcap và realized cap so với mức marketcap trung bình. Có thể hiểu đơn giản, nó thường được sử dụng để xác định các giai đoạn nhà đầu tư đang có lợi nhuận cao hoặc thấp đáng chú ý. Hiện tại, MVRV-Z đang đạt 0,85 – ngưỡng cần được quan sát cẩn thận:
Theo đó, thị trường hiện giờ đang rất cần một đợt phục hồi giá mạnh trong thời gian ngắn. Nếu không, bức tranh cho giai đoạn sắp tới sẽ khá bearish.
Về phía các nhà đầu tư, đợt xuống giá tuần trước đã khiến con số thua lỗ được ghi nhận tăng lên đáng kể. Chỉ số Net Realised Profit/Loss (mức chênh lệch giữa lượng lợi nhuận và khoản lỗ đã thực hiện) cho thấy sự áp đảo của khoản lỗ. Đặc biệt, vào thứ 7 tuần trước, khoản lỗ ròng hơn $2.5B đã được ghi nhận, gần bằng con số $2,61B được ghi nhận vào ngày bán tháo khốc liệt 19/5/2021.
Tổng khoản lỗ đã thực hiện (realised loss) trong tuần vừa rồi đã vượt quá $7.57B, một con số không hề nhỏ. Đặc biệt, chỉ số realised loss này đã có xu hướng duy trì ở mức khá cao liên tục từ tháng 11 đến nay, cho thấy nỗi đau của các nhà đầu tư trong lần xuống giá này.
Trong đó, thành phần chịu thua lỗ chính vẫn là Short-Term Holder (STH).
Chỉ số STH-SOPR (tỷ lệ lãi/lỗ đã thực hiện bởi STHs) đã giảm nhanh trong tuần qua, cho thấy các STHs đã hoảng loạn thế nào. Họ đổ xô cắt lỗ và sẵn sàng chấp nhận chịu lỗ nặng hơn giai đoạn trước.
Hiện tại, nguồn cung trong tay các STHs đang chiếm khoảng 18,3% (không bao gồm lượng coins đã được đưa lên ví sàn). Vùng màu đỏ nhạt trong biểu đồ bên dưới thể hiện tỷ lệ nguồn cung của STHs đang có nguy cơ chịu lỗ. Và tính đến cuối tuần trước, gần như toàn bộ nguồn cung của STHs đều đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ ⇒ áp lực bán của nhóm đối tượng này đang rất lớn.
Ngược lại, các Long-Term Holders (LTHs) lại cho thấy tâm lý vững vàng bất chấp các đợt giảm giá diễn ra liên tục. Tỷ lệ nguồn cung trong tay nhóm nhà đầu tư này thậm chí tăng còn tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy tinh thần sẵn sàng tích trữ BTC trong ví lạnh kể cả bear market có xảy ra. Dù tính đến hiện tại, 6,04% trong số 81,7% nguồn cung sở hữu bởi LTHs đang có nguy cơ thua lỗ – mức cao nhất kể từ đợt bán tháo tháng 3/2020.
⇒ Tín hiệu tích cực cho thấy sự ổn định của thị trường BTC trong tầm nhìn dài hạn.
Mặt khác, anh em có thể quan sát trong biểu đồ dưới đây rằng tổng khối lượng coin >1 năm tuổi đã tăng đáng kể kể từ tháng 10/2021 ⇒ Hơn 59,3% circulating supply đã được tích lũy liên tục >1 năm, tăng 5,8% trong vòng 3 tháng qua.
Đây là tình huống thường ghi nhận trong các bear market, thời điểm mà chỉ còn những HODLers và accumulators kiên nhẫn trụ lại thị trường.
Các chỉ số onchain đang cho thấy bức tranh khá bi quan, khi mà các STHs liên tục chịu lỗ và đối mặt với áp lực bán cao. Nếu so sánh với các chu kỳ đã trải qua trong quá khứ, giai đoạn hiện tại trông giống như thời kỳ đầu của một bear market. Tuy nhiên, thị trường Bitcoin cũng đã thay đổi khá nhiều trong hai năm qua. Vậy nên, chúng ta hãy cùng kiên nhẫn theo dõi thêm vào những ngày tới.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat