Sau ba tháng liên tục hiệu chỉnh, Bitcoin đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại và khôi phục lại ngưỡng trên $40k rất quan trọng về mặt tâm lý. Tuy nhiên, liệu đây có thật sự là đáy của lần hiệu chỉnh này, hay chỉ là một local bottom của một chu kỳ giảm dài hơn?
Phạm vi giá từ $30k đến $40k đã được chứng minh là mức support vững chắc cho thị trường Bitcoin trong bear market hè 2021, và đợt điều chỉnh tháng 9-10. Trong lần giảm giá đầu 2022 này, vùng support này lại một lần nữa thể hiện được vai trò của mình. Nếu xem xét chỉ số on-chain, theo biểu đồ URPD thể hiện giá mua vào thực tế của nguồn cung BTC vào hiện tại: 2,351M BTC (12,41% nguồn cung) có giá giao dịch gần nhất trong khoảng $36,2k đến $41,2k.
Ta có thể hiểu rằng vùng giá này tạo ra tâm lý khá thoải mái cho các nhà đầu tư. Nguy cơ gây ra biến động giá giảm mạnh có khả năng nhất vào hiện tại là trường hợp kill long hàng loạt từ thị trường phái sinh. Tuy nhiên, hiện tại funding rate đang âm trong những ngày gần đây, cho thấy lượng lệnh short đang nhiều hơn lệnh long.
Mặt khác, theo thống kể về sự thay đổi trong khối lượng hợp đồng mở (Futures Open Interest), chưa có đợt thanh lý quy mô lớn nào diễn ra trong những ngày gần đây. Nhưng khối lượng Open Interest cũng đã hồi phục lại ngưỡng ~1,91% Bitcoin Market cap (~$15B).Xét theo funding rate hiện tại, một đợt tăng giá bất chợt kill short hoàn toàn có thể xảy ra.
Thị trường spot cũng sự tham gia trở lại của nhiều nhà đầu tư. Theo thống kê, số lượng thực thể (entities) tham gia hoạt động trong Bitcoin network tăng nhanh từ lần pump giá cuối tuần trước, đạt ~18.5k thực thể/ngày. Trước đó, số lượng thực thể tham gia trong tháng 1 đã giảm xuống ngưỡng thấp, dưới 15 thực thể/ngày. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đợt tăng giá gần đây đã thu hút không ít nhà đầu tư mới/nhà đầu tư đã tạm thời rời đi tham gia vào thị trường.
Đã khá lâu kể từ cuối tháng 11 tới nay, các nhà đầu cơ ngắn hạn (STH) đã ghi nhận một một ngày giao dịch có lãi, với chỉ số STH-SOPR (tỷ lệ lãi lỗ đã thực hiện bởi STHs) nhỉnh hẳn lên trên mốc 1,0 sau 2 tháng gần như liên tục duy trì <1. Nếu chỉ số STH SOPR này có thể tiếp tục duy trì trên 1, sẽ tạo ra tâm lý lạc quan, động lực mua cần thiết từ phía các STHs.
Để đánh giá về động lực mua trên thị trường dựa trên chỉ số Market-Realised Gradient (MRG), được xây dựng để đánh giá động lực mua trong định giá thị trường so với dòng vốn đã được đổ vào Realised cap:
VD: Trong giai đoạn tháng 3-4/2021, dù giá duy trì đà tăng nhưng MRG liên tục tạo lower low ⇒ động lực mua suy giảm ⇒ bear market xảy ra vào tháng 5.
VD: Trong giai đoạn bear market hè 2021, MRG nhiều lần nhỉnh lên trên ngưỡng 0 nhưng thất bại. Cho đến cuối tháng 6 mới bứt phá vượt hẳn lên mức 0 ⇒ thị trường hồi phục trở lại.
Trong lần hiệu chỉnh này, anh em có thể thấy MRG đã bắt đầu suy yếu từ khoảng tháng 10 ⇒ giá liên tục hiệu chỉnh kể từ giữa tháng 11/2021 đến hiện tại. Tuy nhiên, cú pump giá từ cuối tuần trước đã khiến MRG có mức tăng khá đáng chú ý, cho thấy động lực mua đã có xu hướng tăng khá tích cực. Anh em có thể theo dõi thêm chỉ số này trong những ngày tới để cân nhắc kỹ hơn về khả năng hồi phục.
Tuy nhiên, khi nhìn rộng hơn, sự tăng giá lần này đã theo sau xu hướng giảm kéo dài dai dẳng suốt ba tháng, đẩy thị trường Bitcoin vào vùng “oversold” đáng chú ý, mới chỉ được ghi nhận lần thức 5 trong toàn bộ lịch sử thị trường:
Người ta đã nói về sự rút ngắn chu kỳ bear market của thị trường BTC thời gian gần đây. Có thể thấy trong 2 lần thị trường bước vào trạng thái oversold năm 2021, tình trạng xuống giá/sideway đã diễn ra thời gian khá dài trước khi thực sự hồi phục. Nhưng trong 3 lần gần đây kể từ 2020, giá thường có xu hướng khôi phục có phần nhanh hơn sau khi thị trường bước vào trạng thái oversold. Hãy cùng hy vọng rằng giả thiết rút ngắn chu kỳ này là đúng đắn, và thị trường sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng oversold.
Xét theo chỉ số Mayer Multiple được tính bằng tỷ lệ giữa giá và đường 200 DMA (200-day moving average). Tính đến cuối tuần trước, chỉ số Mayer Multiple đạt dưới 0,8 – mức cũng từng được ghi nhận trong các đợt giảm giá nghiêm trọng trước bear market (ví dụ: tháng 1/2015, tháng 11/2018 và tháng 3/2020).
Ngoài ra, anh em có thể tham khảo chỉ số Realised-to-Liveliness Ratio (RTLR), thường được đề xuất để ước tính ‘giá trị hợp lý’ của Bitcoin theo định giá của nhóm HODLer. RTLR đã nhiều lần trở thành vùng support quan trọng cho thị trường Bitcoin. lần gần đây nhất là vào tháng 6 và tháng 7/2021, giá thành công trụ lại trên đường RTLR và hồi phục sau đó. Hướng đi của đường giá BTC và RTLR sẽ cần được theo dõi sát sao trong những ngày tới.
Dù đợt tăng giá cuối tuần trước đến nay vẫn chưa thể xóa bỏ được toàn bộ áp lực bán, khi ~25% tổng nguồn cung vẫn đang đối mặt với nguy cơ chịu lỗ. Tuy nhiên, mức này đủ để các STHs bắt đầu lấy lại khả năng sinh lời và tạo ra động lực mua tích cực.
Một loạt các chỉ số bao như Mayer Multiple, RTLR đều đang cho thấy BTC đang trong tình trạng oversold/undervaluation cần được theo dõi cẩn thận. Ngoài ra, hành vi của các long-term holders trong lần tăng giá nhẹ này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến giá những ngày tới.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat