Những người đầu cơ Bitcoin phải đối mặt với một số khó khăn, từ nhu cầu trên chuỗi giảm dần rồi đến hơn 4,7 triệu BTC đang mức lỗ chưa thực hiện (unrealized loss). Trong bài phân tích này on-chain Bitcoin tuần 8, 2022, chúng ta nghiên cứu khả năng “chốt lỗ” của nhà đầu tư đang có mức lãi suất âm.
Thị trường Bitcoin tiếp tục trong “giai đoạn tâm bão”, với giá giao dịch giảm từ mức cao nhất tuần tại $44,659, kết thúc với giá đóng cửa $38,144, mức này đã dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý $40,000. Sự suy yếu ở cả Bitcoin và các thị trường truyền thống, phản ánh một xu hướng không chắc chắn liên quan đến việc Fed tăng lãi suất dự kiến vào tháng 3, lo ngại xung đột ở Ukraine, cũng như bất ổn dân sự ngày càng tăng ở Canada và các nơi khác.
Khi xu hướng giảm sâu hơn, xác suất thị trường gấu áp đảo cũng có thể được dự kiến sẽ tăng lên, xu hướng thị trường và mức độ thiệt hại của nhà đầu tư ảnh hưởng đến tâm lý chung. Vị thế của nhà đầu tư càng “càng chìm trong nước” với những khoảng lỗ chưa được ghi nhận, khả năng những đồng tiền đang ở trạng thái này sẽ được là nguyên nhân cho áp lực bán càng lớn trong thời gian sắp tới. Do đó, chúng ta sẽ tập trung xem liệu khả năng bán tháo đến trong nguồn cung, chủ yếu là khối lượng nguồn cung bị lỗ chưa thực hiện và nó được nắm giữ bởi ai.
Một trong những tín hiệu khác biệt của thị trường “bearish” Bitcoin là thiếu các hoạt động trên chuỗi – on chain. Điều này có thể được xác định bằng cách sử dụng các công cụ như Địa chỉ / Đối tượng đang hoạt động giao dịch (Active Addresses/Entities) hoặc thông qua các chỉ số như Số lượng giao dịch và Phí trên chuỗi (Transaction Counts/On-chain Fees) được sử dụng khi người dùng đặt giá bid để đưa vào block tiếp theo.
*(Số lượng đối tượng đang hoạt động (The number of unique entities) với tư cách là người gửi hoặc người nhận tiền. Cụ thể nó là một cụm địa chỉ được kiểm soát bởi cùng một đối tượng mạng và được ước tính thông qua các thuật toán của Glassnode).
Biểu đồ bên dưới cho biết số lượng Đối tượng đang hoạt động giao dịch (Active Entities) sử dụng mạng Bitcoin trong 5 năm qua.
Trong tuần vừa qua, mức độ hoạt động on-chain đang giảm dần về biên dưới của kênh thị trường bear market. Đây là tín hiệu về mối quan tâm và nhu cầu đối với Bitcoin đang thấp.
Chúng ta tham khảo thêm chỉ số Sự thay đổi trong 30 ngày đối với các địa chỉ số dư khác 0 để có thêm nhận định cho sự quan sát dữ liệu ở trên. Đây là một thước đo tương đối về nhu cầu cơ sở của người dùng, các giai đoạn tích lũy cung và cầu cao thường đi kèm với sự gia tăng tạo ra UTXO và tăng số lượng địa chỉ khác 0 (và ngược lại với xu hướng cung & cầu thấp).
Trong 30 ngày qua, địa chỉ số dư khác 0 có xu hướng giảm xuống. Đây là kết quả của việc một số nhà đầu tư có thể đã bán hết số dư trong địa chỉ của họ. Trong tháng trước, có khoảng 219 nghìn địa chỉ có số dư bằng 0 (chiếm 0,54% trong tổng số), đây là một chỉ số cần theo dõi trong thời điểm bắt đầu giai đoạn dòng tiền chảy ra khỏi mạng lưới (Giai đoạn này bằt đầu từ tháng 5 năm 2021).
Một nguyên nhân có thể xảy ra cho hành vi chi tiêu này (spending behaviour) là liên quan đến chi phí tài chính và tâm lý sợ hãi khi năm giữ một khoản đầu tư đang có mức lợi nhuận âm. Chúng ta quan sát trong biểu đồ bên dưới rằng tỷ lệ lợi nhuận của đối tượng (entities) trên chuỗi đang dao động trong khoảng 65,78% đến 76,7% của mạng lưới.
Hơn 1/4 tất cả các đối tượng hiện đang âm so với vị thế của nó. Hơn nữa, có khoảng 10,9% mạng lưới có chi phí cơ bản (hay còn gọi giá mua vào) từ $33,500 đến $44,600 và có nhiều người trong số họ đang tiếp tục mua vào trong những tuần gần đây. Nếu thị trường không thiết lập một xu hướng tăng bền vững, những người dùng này có nhiều khả năng sẽ trở thành một nguồn khác gây áp lực từ phía bán, đặc biệt nếu giá giao dịch dưới mức giá mua vào của họ.
Một trong những công cụ chính sử dụng để đánh giá xác suất của một coin được chi tiêu (giả sử đã bán) là tuổi thọ, được xác định là thời gian từ khi đồng coin được di chuyển lần cuối cùng trên chuỗi. Trên cơ sở thống kê, một đồng coin không hoạt động càng lâu thì càng có nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục không hoạt động.
Lý luận trên dẫn đến định nghĩa về những người nắm giữ Dài hạn (> 155 ngày, cột màu xanh dương) và Ngắn hạn (<155 ngày, cột màu đỏ). Điều này đại diện cho các đồng coin có xác suất được dùng hoặc được bán ở mức thấp đối với (LTHs) và cao đối với (STHs)
Chúng ta có thể chia nhỏ sự phân bổ giá mà mỗi đồng coin trong nguồn cung được di chuyển ở lần cuối. Điều này để đánh giá các mức giá liên quan đến một nhóm lớn cơ sở chi phí của nhà đầu tư (*Cơ sở chi phí là giá trị ban đầu của một tài sản, thường là giá mua). Nhìn vào biểu đồ bên dưới, điều nổi bật là có một lượng lớn nguồn cung do những người holder Ngắn hạn (STHs) nắm giữ trong phạm vi giá từ $42,000 đến $50,000.
Với mức giá BTC hiện đang giao dịch bên dưới phạm vi giá trên, cùng với hoạt động trên chuỗi ngày càng giảm, các đồng coin này đại diện cho một nguồn có khả năng gây áp lực từ phía bán.
Để đánh giá mức độ thua lỗ của Người nắm giữ ngắn hạn, chúng ta có thể tính Giá thực tế – Realized Price của STH (cơ sở chi phí tổng hợp) bằng cách chia giá cho Tỷ lệ STH-MVRV (kết quả là màu xanh lam). Điều này cho thấy rằng STH có giá mua vào trung bình là $47,2000, (tại thời điểm viết bài giá BTC là $38,100 nghìn đô la), và mức lỗ trung bình chưa thực hiện (unrealized loss) là -19,3%. (*Một khoản lỗ chưa thực hiện xảy ra khi khoản đầu tư giảm giá sau khi nhà đầu tư mua vào nhưng vẫn nắm giữ mà chưa bán).
Hơn nữa, giá thực tế của STH hiện đang giao dịch trên Giá thích hợp – Liveliness Price ($38,600), phản ánh ước tính về “Giá trị hợp lý của HODLer”. Theo như trong biểu đồ bên dưới, trong 2 giai đoạn thị trường bearish 2013-14 và 2018, khi các STH giữ số tiền cao hơn ước tính giá trị này, đây là dấu hiệu báo hiệu rằng xu hướng giảm còn một khoản thời gian nữa để thiết lập lại mức giá đáy.
Chỉ số STH-NUPL (Short Term Holder – Net Unrealized Profit/Loss) cho biết mức độ tổn thất do những holder ngắn hạn này nắm giữ tương ứng với Vốn hóa thị trường Bitcoin. Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng đa số STH đã có mức lợi nhuận âm từ ngày 4 tháng 12 năm 2021. Tổng mức lỗ chưa thực hiện do STHs nắm giữ bằng 17,9% vốn hóa thị trường của Bitcoin.
Ở mức giá thấp nhất gần đây ở $33,500, STH-NUPL đạt -39,2%, một mức lợi nhuận âm rất đáng kể và mức lợi nhuận này ít khi bị vượt ra ngoài mức bán tháo sâu nhất trong giai đoạn thị trường đi xuống. Dựa vào biểu đồ bên dưới, STH đã giữ các đồng coin bị thua lỗ trong hơn 2 tháng nay, điều này có thể được cho là một dấu hiệu của khả năng phục hồi, nhưng nó cũng nên được xem là một nguồn kháng cự có thể xảy ra.
Nhìn vào cả hai nhóm, chúng ta có thể thấy nguồn cung gần như thậm chí có sự chia rẽ giữa LTHs và STHs. Lưu ý rằng phần trăm Nguồn cung được hiển thị bên dưới tương ứng với tổng lượng cung không tính đến lượng được giữ trong sàn giao dịch.
Tổng đồng coin được nắm giữ với một khoản lỗ chưa thực hiện hiện cao hơn so với giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021, nhưng chỉ bằng 1/2 so với giai đoạn thị trường bearish 2018 và tháng 3 năm 2020.
Tuy nhiên, với 28,7% Nguồn cung hiện đang có lãi suất âm (4,70 triệu BTC), điều này một lần nữa đặt ra những khó khăn cho phe bò để cố gắng thiết lập một sự phục hồi của thị trường.
Chúng ta hãy xem xét tình hình của những người nắm giữ dài hạn. Đầu tiên, xem xét chỉ số LTH-SOPR (Long Term Holder Spent Output Profit Ratio) để đánh giá khả năng sinh lời của các đồng coin đang được nhóm này chi tiêu.
Hiện tại, LTH-SOPR đang giảm về một giá trị tương đối thấp là 1,46, cho thấy rằng các đồng coin được LTH chi tiêu có mức lợi nhuận khá khiêm tốn 46%. Về mặt lịch sử, giá trị LTH-SOPR giảm là đặc điểm của xu hướng đi ngang, theo xu hướng thị trường giảm giá.
Nhìn chung, Bitcoin đang có nhiều chỉ báo cho xu hướng giảm, từ hoạt động on-chain ở mức thấp đến khối lượng lớn nguồn cung bị thua lỗ (áp lực bán tiềm năng). Với tổng cộng 4,70 triệu BTC hiện đang ghi nhận mức độ thua lỗ và 54,5% trong số đó được nắm giữ bởi các STH, những nhân tố tiềm năng cho khả năng bán tài sản của họ.
Sự sụt giảm đã diễn ra trong hơn ba tháng qua, nhưng tâm lý các nhà đầu tư Bitcoin dường như vẫn có xu hướng nắm giữ dài hạn và sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, thay vì bán ở giao dịch spot để giảm rủi ro.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat