Tuần cuối của năm 2021 đã kết thúc với xu hướng giá gần như đi ngang, trong vùng giá từ $51,654 đến $46,197 đã được duy trì từ cuối tháng 11 đến nay.
Các chỉ số on-chain đang vẽ ra một khung cảnh khá ảm đạm, hoạt động trên thị trường diễn ra cầm chừng. Nguồn cung liên tục được chuyển về tích trữ trong ví lạnh. Các chỉ số liên quan đến lợi nhuận và chu kỳ đang ở ngưỡng thấp. Xu hướng giá của BTC có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong những ngày đầu năm.
Thông thường, đà tăng giá sẽ được kích thích bởi hoạt động sôi nổi trên các sàn giao dịch. Ngược lại, giá hay có xu hướng đi xuống khi nhu cầu tham gia giao dịch trên sàn giảm.
Và để đánh giá tổng quan tình trạng hoạt động của thị trường, anh em có thể theo dõi số lượng địa chỉ ví có số dư >0. Trong suốt năm 2021, tổng cộng khoảng 7.462M ví có số dư >0 đã được thêm vào network, tức đạt mức tăng trưởng 23,2%. Đặc biệt, có 1.415M ví trong số đó được thêm vào all-time-high tháng 10, chiếm 18,9% tổng số ví được thêm mới trong năm. Tuy tốc độ tăng trưởng của chỉ số này đã chậm lại trong nửa cuối năm 2021, nhưng hiện đã thành công lập all-time-high mới với 39.6M ví, cao hơn 40% so với mức đỉnh của bull market 2017.
⇒ Số lượng địa chỉ ví tham gia mới đã tăng chậm lại trong giai đoạn này, nhưng vẫn đang duy trì được đà tăng ổn định trong 5 năm trở lại đây.
Về diễn biến theo ngày, anh em có thể theo dõi số lượng thực thể đang hoạt động (1 thực thể có thể có nhiều addresses).
Trong biểu đồ dưới đây, các vùng ‘bear market’ được tô màu đỏ vẫn luôn cho thấy xu hướng tăng dần ⇒ trong các thời kỳ giảm giá, số lượng người dùng vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Còn trong bull market 2017 và 2020-2021, số lượng thực thể đang hoạt động đã tăng lên rất rõ rệt.
Vào thời điểm viết bài, số lượng thực thể đang hoạt động đã vượt ngưỡng 275k/ngày. Xu hướng tăng trưởng tương tự với ‘mini-bull’ xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019: đều theo sau một đợt điều chỉnh giá sâu, độ nóng trên thị trường chưa đủ để tạo ra đợt tăng trưởng mạnh. Sau mini-bull 2019, chỉ số này tiếp tục tạo sideways một thời gian khá dài, và chỉ bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3/2020
Số lượng giao dịch trong ngày cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Trong bull markets 2017 và 2020-21, chỉ số này đã đạt all-time-high, với khoảng hơn 300k giao dịch được ghi nhận mỗi ngày. Ngoài ra, tình trạng giữa giai đoạn tháng 4-8/2019 và đợt hiệu chỉnh lần này cũng có nhiều điểm tương đồng: một đợt tăng bùng nổ của số lượng giao dịch trong ngày đã thúc đẩy giá tăng nhanh, nhưng sự sôi động này không duy trì được đủ lâu, giá đã giảm xuống sau đó.
Nhìn chung, nhu cầu tham gia hoạt động của cộng đồng nhà đầu tư cần có sự gia tăng rõ ràng, thúc đẩy giá BTC chính thức hồi phục mạnh mẽ trở lại. Nếu tình trạng yên ắng này của thị trường còn tiếp diễn, giá có thể sẽ vẫn đi ngang.
Các chỉ số onchain liên quan đến mức độ sôi động của thị trường đang cho thấy màu sắc ảm đạm, nhu cầu tham gia giao dịch từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ không cao. Tuy nhiên, các chỉ số về nguồn cung lại đang cho thấy trạng thái kiên nhẫn tích trữ của các nhà đầu tư dài hạn.
Nếu nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguồn cung >1 năm tuổi dưới đây, anh em có thể thấy:
Tỷ lệ này giảm khá nhanh từ 63.4% xuống 53.7% vào giai đoạn cuối năm 2020 và đầu 2021, khi đó giá BTC tăng mạnh từ $20k lên $64k (tháng 4) ⇒ khá nhiều coins cũ được bán ra chốt lời.
Tuy nhiên, con số 53.7% nguồn cung còn lại là không hề nhỏ, và được duy trì trong suốt năm 2021⇒ lượng lớn coins cũ vẫn được tích lũy từ năm 2020 đến nay, bất chấp các biến động rất đáng chú ý từ giữa đến cuối năm 2021.
Kể từ tháng 10/2020, có thêm 3.3% nguồn cung đang lưu hành được xếp vào nhóm coins >1 năm tuổi, tương đương với 682k BTC đã được tích trữ trong ví hơn 1 năm. Và hiện tại có >57% nguồn cung đã >1 năm tuổi ⇒ các thành phần đầu tư thông minh đã kiên định trữ coins trở lại sau đợt phân phối cuối 2020 đầu 2021
Để chắc chắn hơn, anh em có thể trực tiếp tham khảo tổng nguồn cung nắm giữ bởi các Long-Term Holder (LTH). Chỉ số này đã giảm rất nhẹ sau hai đợt thiết lập all-time highs vào tháng 10 và tháng 11, chỉ khoảng 150k BTC tương đương 1.11% tổng nguồn cung trong tay LTHs ⇒ hành vi bán ra của họ rất hạn chế, dù giá thời điểm đó cực kỳ hấp dẫn ⇒ niềm tin vững vàng về tương lai của BTC từ các LTHs.
Cần lưu ý thêm rằng, tình huống này diễn ra ngay sau Bear Market mùa hè 2020 – giai đoạn tích trữ cực kỳ mạnh mẽ. Theo đó, tính từ tháng 3/2021 đến hiện tại, các LTHs đã gom về thành công 2.42M BTC, tương đương với mức tăng 22,1%.
Anh em cũng có thể đánh giá xu hướng tích trữ hay phân phối của thị trường thông qua sự chuyển biến giữa liquid supply và illiquid supply. Cụ thể, liquid supply và illiquid supply là cách phân chia nguồn cung dựa vào lịch sử hoạt động của ví sở hữu nó:
Và trong biểu đồ, các đồng coins đã liên tục di chuyển từ các ví liquid sang các ví illiquid vào những tháng cuối năm 2021 và đặc biệt là tháng 12, dù giá liên tục hiệu chỉnh ⇒ xu hướng tích trữ rõ ràng của các LTHs.
Sự gia tăng của Illiquid supply và suy giảm của illiquid supply có thể được quan sát rõ ràng hơn qua biểu đồ thể hiện tỷ lệ của chúng trên tổng nguồn cung dưới đây. Theo đó, illiquid supply không ngừng tăng vào cuối năm và đang đạt 76% tổng nguồn cung đang lưu hành ⇒ lượng lớn nguồn cung nằm trong tay các nhà đầu tư “cứng tay” ⇒ đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy cấu trúc chắc chắn của thị trường.
Để chắc chắn hơn, anh em có thể tham khảo thêm chỉ số Liveliness metric (chỉ số chuyên phản ánh tốc độ tích lũy tuổi thọ /phá hủy tuổi thọ của lượng coins đang lưu hành):
Hiện tại, Liveliness metric đang có xu hướng giảm ⇒ trạng thái tích lũy khá mạnh mẽ ⇒ thường báo hiệu một đợt phục hồi sau đó.
Trong khi các thành phần đầu tư thông minh và dài hạn (LTHs) bình tĩnh tích trữ, các STHs lại đang trong trạng thái hoảng loạn với nguy cơ chịu lỗ.
Cụ thể, Realised Price là giá mua vào gần nhất (giá gốc) của các đồng coins đang lưu hành, và biểu đồ dưới đây thể hiện 3 chỉ số Realised Price trung bình của:
Riêng với nhóm Short-Term Holder, chỉ số STH-MVRV (tỷ lệ Marketcap/Realized cap của STHs) đang xuống dưới 1, nhưng không quá sâu ⇒ STHs đang phải đối mặt với nguy cơ chịu lỗ, nhưng đang nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các đợt xuống giá trước đó. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, anh em có thể thấy rằng từ 2017 đến nay, lần nào STH-MVRV giảm xuống dưới 1 thì đều phải duy trì ở đó thời gian khá lâu.
Với tâm lý muốn lấy lại vốn của các STHs mỗi khi giá hiệu chỉnh, anh em có thể theo dõi sát vùng Realised Price trung bình của nhóm này tại $51.4k trong thời gian tới.
Nhìn chung, các LTHs đã liên tục duy trì động thái tích trữ trong năm 2021, và đang tiếp diễn trong giai đoạn hiện tại. Điều này giúp cấu trúc thị trường trở nên ngày càng vững chắc. Về xu hướng giá, các chỉ số on-chain đang cho thấy cả những tín hiệu tích cực và tiêu cực, giá có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong thời gian tới.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat