Bitcoin đã chứng kiến một đợt xuống giá khá mạnh vào tuần qua, từ mốc $66,281 xuống còn $55,705. Theo đó, các nhà đầu tư cũng có sự thay đổi về hành vi tương ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường. Trong bài phân tích tuần này, chúng ta sẽ cân nhắc những biến động ngắn hạn của thị trường, và tầm nhìn dài hạn.
Trong bài phân tích tuần trước, chúng ta đã đề cập đến hành vi bán ra chốt lời của một số nhà đầu tư khi giá liên tục đạt all-time-high, đẩy lượng lợi nhuận nhà đầu tư thu về (Realized Profits) tăng dần:
Ta có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, khi giá có đợt tăng mạnh vào cuối tháng 10 & đầu tháng 11, lợi nhuận thu về của bên cung bắt đầu tăng. Đồng thời, STH cũng bị hấp dẫn bởi sức nóng của giá, tạo ra lượng cầu cần thiết để duy trì thị trường. Tuy nhiên, khi giá ngày càng tăng, sẽ có ngày càng nhiều STH lỡ mua giá vùng đỉnh ⇒ trở nên đặc biệt nhạy cảm nếu giá có dấu hiệu trật khỏi vùng đỉnh.
“28-day Market-Realised Gradient”: chính là dữ liệu chuyên dùng để xác định thời điểm giá có thể xảy ra biến độn do tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Trong tuần qua, ta có thể thấy chỉ số Delta Gradient giảm khá mạnh, và mức giá Bitcoin cũng đi xuống tương ứng. Mức giảm của Delta Gradient gần như tương tự với mức được ghi nhận vào tháng 9, khi giá Bitcoin giảm nhanh từ mốc $50k.
Nói cách khác, nguồn vốn từ các STH đổ vào để hấp thụ nguồn cung của thị trường trong tuần qua đã có xu hướng chững lại, khiến giá giảm xuống. Theo đó, 15% lượng BTC trong tay nhà đầu tư ngắn hạn đang sở hữu rủi ro chịu lỗ. Đây là một con số khá nhạy cảm, từng báo hiệu cho một đợt bear market kéo dài từ cuối tháng 5 đến dầu tháng 8. Trong thời gian tới, thị trường cần sớm có một đợt phục hồi giá nhẹ nhàng, để tình hình trở nên khả quan hơn.
Chỉ số URPD (UTXO Realized Price Distribution) đang cho thấy các dấu hiệu khá báo động. Cụ thể, URPD cho ta thấy các nhóm giá mà các coins đã được mua trước đó (giá gốc). Theo đó, hiện có đến gần 1,9M coins được mua với giá $56k – $60k và $60k – $68k, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn cung trên sàn. Do đó, nếu các nhà đầu tư sở hữu nhóm coins này quyết định ồ ạt cắt lỗ vào tuần tới, tình hình thị trường có khả năng cao đi xuống.
Như đã đề cập ở trên, STH lỡ mua đỉnh là nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm trong trường hợp này. Trong tuần qua, một số STH đã quyết định cắt lỗ ngay khi giá có dấu hiệu giảm. Ta có thể thấy rõ phản ứng này qua chỉ số STH-SOPR (Short-term Holder Spent Output Profit Ratio), phản ánh tỷ lệ lãi/ lỗ thực tế của STH khi giao dịch trên sàn. Cụ thể:
Tuần qua, STH-SOPR đã giảm mạnh từ mốc trên 1,1 xuống dưới 1 ⇒ phần lớn STH đã chấp nhận cắt lỗ vào tuần qua. Nếu STH-SOPR liên tục duy trì dưới 1 một thời gian dài, một bear market kéo dài có thể xuất hiện. Tuy nhiên, STH-SOPR hiện vẫn chưa đi xuống quá sâu dưới mức 1. Đây là mức từng được ghi nhận trước đợt phục hồi mạnh mẽ cuối 2020 & 2021; nhà đầu tư nên theo dõi thêm thay vì hoảng loạn báo tháo, gây ra tác động tiêu cực đến thị trường.
Có thể đánh giá phần nào tâm lý của nhóm nhà đầu tư này thông qua chỉ số STH MVRV (tỷ lệ giữa giá trị vốn hóa thị trường & nguồn vốn thực được đổ vào của tổng số coins trong tay các STH).
Mặt khác, STH Realized Price (mức giá vốn trung bình các STH đã bỏ ra cho mỗi BTC) hiện đang là $53k ⇒ động thái của STH khi giá BTC về ngưỡng này cũng rất quan trọng.
Để có cái nhìn rộng hơn, ta có thể tham khảo dữ liệu SVAB (Spent Volume Age Bands): tỷ lệ giữa các nhóm coins đã bán ra (chia theo tuổi thọ). Nhìn vào dữ liệu này, ra không chỉ xác định được nhóm coins được bán ra chủ yếu trong tuần, mà còn thấy được động thái của các long-term holders – nhóm nhà đầu tư luôn có tác động dài hạn đến thị trường.
Thời gian gần đây, tỷ lệ coin trên 1 tháng tuổi được bán ra đều duy trì dưới 2.5%, cho thấy phần lớn coins cũ đang được tích trữ trong ví lạnh của các long-term holders. Nói các khác, trong giai đoạn này, họ có bán ra lượng nhỏ để chốt lời vào những thời điểm giá đạt all-time-high, nhưng động thái chung của họ vẫn là tích trữ.
Khẳng định thêm quan điểm này, ta có thể theo dõi biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguồn cung trong tay STH dưới đây. Hiện nay, STH chỉ nắm giữ dưới 3M BTC, xấp xỉ ngưỡng multi-year lows ⇒ nguồn cung trong tay LTH đang ở mức multi-year highs.
Đây là hiện tượng đặc biệt hiếm gặp tại bull market, đặc biệt khi các mốc all-time high mới liên tục được lập ra như giai đoạn vừa qua, bởi các LTHs thường hay bán đỉnh.
Tóm lại, phần lớn nguồn cung BTC vẫn đang nằm trong ví lạnh của các LTHs. Nhóm nhà đầu tư này đang giữ ngày càng nhiều và càng chắc tay ⇒ những nhà đầu tư mua spot và quyết định trở thành HODLers không cần quá quan tâm đến những biến động ngắn hạn.
Lượng cung ít ỏi đang lưu hành trên các sàn giao dịch của STH tạm thời có thể tạo ra những biến động ngắn hạn với giá BTC ⇒ các traders cần theo dõi thêm động thái của nhóm nhà đầu tư này thông qua chỉ số STH MVRV và STH Realized Price đã đề cập ở trên.