Phân tích OnChain BTC (tuần 50)

Tuần qua, giá BTC được ghi nhận giao động trong ngưỡng $51.900 và $46.942. Trong bài viết tuần này, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về sự thay đổi, và ảnh hưởng của thị trường phái sinh. Ngoài ra, thông tin về trạng thái hiện tại của thị trường spot so với đợt bán tháo hồi tháng 5, và cuộc chiến đang diễn ra giữa bên bán & bên mua cũng sẽ được đề cập chi tiết.

Phân tích OnChain BTC
Phân tích OnChain BTC

Khoản lỗ và lợi nhuận đã ghi nhận 

Trong các đợt hiệu chỉnh giá, hiện tượng các giao dịch cắt lỗ bắt đầu xuất hiện là hết sức bình thường, đặc biệt khi giá đang bắt đầu giảm xuống mức mua vào của nhiều nhà đầu tư. 

Daily Realized Losses

Trong đợt hiệu chỉnh này, đã 2 lần chỉ số Daily Realized Losses (tổng khoản lỗ được thực hiện trong ngày) đạt trên $1B. Tuy rằng phần lớn trong số giao dịch cắt lỗ đó được thực hiện bởi các nhà đầu tư mua đỉnh, nhưng con số này có thể tạm coi là mức đỉnh để so sánh với lần bán tháo tháng 5. Nhìn vào biểu đồ bên dưới, mình thấy rằng: 

Trong đợt bán tháo tháng 5, dường như hầu hết các nhà đầu tư đu đỉnh đã nhanh tay cắt lỗ ngay khi giá giảm mạnh ⇒ khiến lượng chỉ số Realized Losses đã có ngày chạm ngưỡng $3B. Sau đó, số nhà đầu tư định gồng lỗ ít ỏi còn lại cũng dần dần cắt lỗ theochỉ số chỉ số Realized Losses giảm dần

Trong đợt hiệu chỉnh từ cuối tháng 11 tới nay, chỉ số Realized Losses không tăng vọt ngay khi giá có dấu hiệu xuống giống lần trước ⇒ nhà đầu tư bắt đầu cứng tay hơn. Tuy nhiên, chỉ số này đang có dấu hiệu tăng dần trong những ngày gần đây ⇒ tâm lý lo ngại những đợt xuống giá mới có thể xảy ra đang gia tăng. 

Phân tích OnChain BTC
Phân tích OnChain BTC

Exchange Balances

Chỉ số Exchange Balances (tổng nguồn cung có sẵn trên các sàn giao dịch) cũng đang cho thấy tình huống đối lập giữa 2 lần biến động xuống giá. Trong đợt bán tháo tháng 5, tổng nguồn cung trên các sàn đã tăng lên 168k BTC trong 3 thánglượng lớn coins được rút khỏi ví lạnh và đưa lên giao dịch. Ngược lại, trong đợt hiệu chỉnh này, tổng nguồn cung trên sàn lại giảm 49k BTCnhiều coins được đưa từ ví sàn về tích trữ tại ví lạnh.

Net Flow Volumes

Cụ thể hơn, chỉ số Net Flow Volumes (7D EMA) trong giai đoạn hiện tại liên tục âmlượng outflow đang áp đảo lượng inflow. Nói cách khác, lượng coins được đưa về ví lạnh tích trữ nhiều hơn lượng coins được đưa lên sàn trong giai đoạn hiệu chỉnh này ⇒ Các coins được bán lỗ bởi các nhà đầu tư đu đỉnh vẫn đang được hấp thụ nhẹ nhàng bởi thị trường.

28-day Market Realised Gradient

Ngoài ra, MRG (28-day Market Realised Gradient) cũng là một chỉ số rất hữu dụng trong việc đánh giá tình trạng thị trường, dựa trên tỷ lệ giữa tổng vốn hóa thị trường (Market Cap) và tổng số vốn đã được đổ vào thị trường (Realized Cap). Cụ thể: 

  • MRG cao, có dấu hiệu đi xuống ⇒ thị trường đã có quá nhiều người mua vào (overbought) ⇒ thị trường rất sôi động, dễ có bong bóng giá ⇒ cẩn thận với dấu hiệu của giai đoạn hiệu chỉnh. 
  • MRG thấp ⇒ thị trường đã có quá nhiều người bán ra (oversold). Nếu MRG có quay đầu tăng ⇒ dấu hiệu từng báo trước nhiều đợt phục hồi

Hiện tại, chỉ số MRG đang khá thấp ⇒ thị trường đang trong tình trạng oversold. Tuy nhiên, chỉ số này hiện đang chưa có dấu hiệu rõ ràng rằng sẽ tiếp tục giảm xuống hay sẽ quay đầu tăng lên ⇒ thị trường vẫn đang trong quá trình tìm điểm cân bằng.

Lượng giao dịch có lợi nhuận

Mặt khác, các giao dịch có lãi được trong giai đoạn này được thực hiện chủ yếu bởi các longer-term holders. Dĩ nhiên, trong thời điểm xuống giá này, lợi nhuận họ thu về đã giảm sút đáng kể. Nguyên nhân một phần là do giá giảm, phần khác là bởi họ không mấy hứng thú với việc bán coins ra với mức giá hiện tại

Sự tăng vọt trở lại của chỉ số này là một dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt khi giá tiếp tục giảm. Bởi nó cho thấy tâm lý lo ngại của chính cộng đồng vẫn đang nắm giữ lợi nhuận tiềm năng trong tay, về một tương lai u ám kéo dài.

Thị trường phái sinh sau sự kiện thanh lý hàng loạt lệnh đòn bẩy

Futures open interest

Cùng với sự trưởng thành của thị trường Bitcoin nói chung, tầm ảnh hưởng của thị trường phái sinh đến biến động giá sẽ ngày càng lớn. Cụ thể, mỗi khi lượng hợp đồng mở trên futures markets vượt ngưỡng 380k BTC trong một đợt tăng giá kéo dài, thị trường spot rất hay có biến động về giá

  • Lượng hợp đồng mở lớn dễ kích thích cá lớn gây biến động giá ⇒ nhằm thanh lý hàng loạt lệnh đòn bẩy ⇒ cá gom coins
  • Trong giai đoạn giá BTC tăng cao liên tục ⇒ lượng lớn coins được các nhà đầu tư thông minh bán đỉnh chốt lời đã chuyển sang tay các nhà đầu cơ ngắn hạn. Khi đó, nhóm đầu cơ này có mức mua vào cao + tinh thần yếu ⇒ khi thấy biến động giá dễ bán tháo ngay ⇒ cá gom coins giá rẻ

2 dấu hiệu này đều được ghi nhận đủ ngay trước đợt xuống giá tháng 5 và lần hiệu chỉnh này. Trong đợt này, lượng hợp đồng mở trị giá ~340k BTC đã bị thanh lý

Trong tuần qua, số hợp đồng mở đã phục hồi, với lượng giá trị tăng thêm 5k BTC. Thời gian tới, việc lượng hợp đồng mở tăng lên nhanh chóng rất đáng quan tâm, để phỏng đoán liệu có biến động giá mạnh nào có thể diễn ra tiếp theo hay không.

Funding rates

Funding rates tại thị trường perpetual futures cũng là một chỉ số quan trọng để phỏng đoán biến động giá trên thị trường spot. Mỗi khi funding rates đạt mức cực đoan (dương mạnh/âm mạnh) ⇒ thị trường đang rất lạc quan/bi quan về xu hướng giácác cá dễ thao túng giá đi theo hướng ngược lạithanh lý lượng lớn hợp đồng. Ví dụ như vào đợt thanh lý gần đây nhất, funding rates dương khá mạnh ⇒ giá biến động đi xuống ⇒ lượng lớn lệnh long đã bị thanh lýfunding rates xuống mức âm. Hiện tại, chỉ số này đã dương nhẹ trở lại. Đây cũng là một trong những chỉ số cần quan sát kỹ lưỡng trong thời gian tới.

Futures Volume

Trong sự kiện thanh lý đầu tháng, Futures Volume (lượng hợp đồng mở được xử lý trên future markets) đã tăng vọt lên ~2M BTC. Đây là con số tương đối ấn tượng, nhưng vẫn thấp hơn mức ghi nhận vào đợt xuống giá tháng 5 và tháng 9 khá nhiều. 

Không chỉ vậy, Futures Volume nhìn chung đã có xu hướng giảm kể từ đợt xuống giá hồi tháng 5. Điều này có vẻ khá vô lý vì giá đã tăng gần như gấp đôi so với đáy hồi tháng 5. Đáng lẽ ra future markets phải sôi động hơn nhiều với Futures Volume tăng mạnh, thay vì giảm dần như hiện nay. 

Hiện tượng tưởng chừng nghịch lý này có thể xảy ra bởi 3 nguyên nhân

  • Các nhà giao dịch đã trở nên thận trọng hơn, cẩn thận với tính rủi ro của future markets từ sau đợt xuống giá lịch sử vào tháng 5. 
  • Các nhà đầu tư chuyển vốn sang các thị trường khác. VD: altcoin 

Thị trường BTC nói chung đang trong giai đoạn củng cố, giữa nhiều sự kiện biến động toàn cầu.

Tỷ lệ market cap của Perpetual Futures

Sau các đợt thanh lý hàng loạt, thị trường phái sinh thường cần thời gian hồi phục, chưa thể tạo tác động lớn đến mức giá. Thị trường spot sẽ gây ảnh hưởng chính trong giai đoạn này. 

Sức ảnh hưởng của 2 thị trường cũng có thể được phỏng đoán qua con số cụ thể: 

  • Tỷ lệ market cap của Perpetual Futures >1.3% ⇒ thị trường phái sinh chiếm thế có khả năng ảnh hưởng lớn đến biến động giá. 
  • Tỷ lệ market cap của Perpetual Futures <1.1% ⇒ thị trường spot có khả năng ảnh hưởng lớn đến biến động giá

Vào đầu tháng, tỷ lệ này >1.3% ⇒ thị trường phái sinh tạo ảnh hưởng lớn đến giá =>lệnh long áp đảo ⇒ giá biến động đi xuống.

Hiện tại, tỷ lệ này <1.1%, thấp kỷ lục từ đợt bán tháo tháng 5 ⇒ tình hình trên thị trường spot sẽ ảnh hưởng chính đến biến động giá.

Vì vậy, hãy cùng quay trở lại phân tích tổng quan thị trường Spot một chút thông qua chỉ số NUPL (tỷ lệ lãi/lỗ ròng chưa thực hiện). Hiện tại, NUPL đang ở vùng hết sức nhạy cảm, giao động quanh vùng 50% 

  • Đây có thể là vùng kháng cự (resistance): Nếu HODLers quyết định bán ra thu lời vừa phải vào thời điểm này, thị trường dễ bước vào bear market như đợt tháng 5&6. 
  • Đây cũng có thể là là vùng support: Nếu các HODLers vẫn kiên nhẫn chờ phục hồi, thị trường sẽ quay trở lại với đà tăng như đợt tháng 8-10. 

Hiện tại, chỉ số này đang giao động nhẹ tại vùng 50% (như đợt tháng 8-10), chứ không xuống một mạch vùng bên dưới (như đợt tháng 5-6). Kết hợp với dấu hiệu chắc tay của các nhà đầu tư dài hạn (phân tích ở phần trên), khả năng xảy ra bear market kéo dài như đợt tháng 5-6 có vẻ không quá lớn.

Kết luận

Sau đợt thanh lý hàng loạt lệnh long vào đầu tháng, thị trường phái sinh vẫn đang trong quá trình hồi phục, tạm thời chưa thể gây ảnh hưởng lớn đến giá BTC. Cấu trúc thị trường spot đang khá vững => Thị trường BTC có xu hướng ổn định.

Cập nhật thêm thông tin tại:

Website: https://mgtalk.io/

Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal

Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat

 

Chia sẻ