Bitcoin đã trải qua 2 tuần liên tục nằm trong tình trạng choppy kể từ đợt xuống giá đầu tháng 12, giao động trong ngưỡng $50,186 và $45,671. Bên cạnh đó, không ít yếu tố bên ngoài xoay quanh các cuộc họp và quyết định của Fed cũng đã gây tác động nhất định đến thị trường BTC. Trong bài phân tích tuần này, mình sẽ phân tích hoạt động của cộng đồng đầu tư Bitcoin nói chung thông qua nhiều khía cạnh khác nhau.
Các coins cũ thường được đem lên sàn giao dịch khi giá BTC tăng cao, chạm vùng đỉnh. Bởi khi đó, các holders đã tích trữ coins từ vùng đáy trước đó quyết định bắt đầu bán coins “cũ” của mình và chốt lời dần.
Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ coins có tuổi thọ trên 6 tháng đã được đem ra giao dịch trên các sàn. Trong đợt tăng giá lịch sử cuối 2020 & đầu 2021, tỷ lệ này đã đạt 7%. Kể từ đó, tỷ lệ coins > 6 tháng tuổi lưu thông trên thị trường duy trì xu hướng giảm. Khi giá đạt all-time-high vào đầu tháng 11 vừa qua, tỷ lệ này chỉ tăng lên ngưỡng 3.5%.
⇒ Tuổi thọ của các coins được tung lên sàn giao dịch ngày càng nhỏ.
Để quan sát kỹ hơn, anh em có thể tham khảo biểu đồ Realized Cap HODL Waves, phản ánh tỷ lệ các nhóm coins (chia theo độ tuổi) trên tổng nguồn cung.
Tỷ lệ của nhóm coins 3-6 tháng tuổi đã bị thu hẹp đáng kể trong khoảng cuối tháng 10 & đầu tháng 11. Tình huống này có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân:
⇒ Nói ngắn gọn, phần lớn coins được mua trong đợt tháo tháng 5 vẫn đang được tích trữ bởi các holders. Số ít đã được các nhà đầu tư trung hạn bán ra.
Suy luận trên khá dễ đoán, bởi các Long-Term Holders thường chỉ hành động theo quy luật quen thuộc:
Để dễ hình dung hơn, anh em có thể tham khảo biểu đồ thể hiện sự biến động nguồn cung của các Long-Term Holder (trong 7 ngày) dưới đây:
Tổng nguồn cung của các Long-Term Holder thường có biến động giảm sâu ít nhất -2% mỗi khi giá đạt all-time-high ⇒ bán ra chốt lời.
Ngược lại, nguồn cung của họ có xu hướng tăng và duy trì ổn định trong các giai đoạn bear market & đợt hiệu chỉnh ⇒ yên lặng tích trữ.
Tuy nhiên, trong đợt all-time-high đầu tháng 11 vừa qua, biến động đi xuống của chỉ số này lại chỉ đạt -0.6% ⇒ các Long-Term Holders đã tiến hành bán ra ít hơn trong bull market tháng 10-11 vừa qua, dù có lúc giá gần chạm ngưỡng $68k.
Tuổi thọ của các coins đang lưu thông trên thị trường ngày càng trẻ + hoạt động phân phối của các Long-Term Holders diễn ra ngày càng ít (dù giá trong bull market trước đó rất hấp dẫn) ⇒ họ đang ngày càng hạn chế hoạt động phân phối coins ra thị trường, tăng cường tích trữ hơn bao giờ hết.
Mỗi đợt giá xuống thì thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn và các Short-Term Holders (STH). Từ khi giá rớt khỏi all-time-high và liên tục có những đợt xuống giá mạnh, điển hình như 04/12, tổng mức lỗ đạt $50-$100M/ngày đã trở thành câu chuyện quen thuộc.
Biểu đồ Net Realized Profit/Loss dưới đây thể hiện tỷ lệ lãi/lỗ ghi nhận trong tất cả các giao dịch được thực hiện trên các sàn giao dịch mỗi ngày:
Trong những ngày qua, tỷ lệ này không có sự phân hóa rõ ràng ⇒ hoạt động trên sàn không sôi động, không có nhiều giao dịch chốt lời/cắt lỗ được thực hiện.
Với những ý phân tích cho thấy các Long-term holders đang không có hoạt động phân phối trong khoảng thời gian này ⇒ có thể suy đoán rằng lượng giao dịch ít ỏi được thực hiện trong thời gian này chủ yếu đến từ các Short-term holders.
Để chứng minh phỏng đoán này, hãy cùng phân tích xem các STHs đã tự tạo ra nguy cơ chịu lỗ cho chính mình thế nào thông qua chỉ số on-chain Cost Basis:
Chỉ STH Cost Basis đã tăng cao trong bull market tháng 10&11 ⇒ nhiều STHs đã tiến hành mua vào trong giai đoạn này ⇒ mua đỉnh.
Và hiện tại, nguy cơ chịu lỗ họ đang phải chịu lớn đến mức nào?
Theo quan sát từ biểu đồ Percent of Entities in Profit (tỷ lệ thực thể đang có lãi tiềm năng):
⇒ Dù giá hiện tại tốt hơn cuối tháng 6 ($32.3k) rất nhiều, nhưng tỷ lệ thực thể đang phải đối mặt với nguy cơ chịu lỗ đang không hề thua kém. Lý do bởi, nhiều STHs đã mua đỉnh trong đợt bull market tháng 10&11 (đã chứng minh bởi chỉ số cost basis bên trên).
Và khi phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ thời gian dài, không ít STHs đã quyết định bán lỗ để thu hồi vốn. Cụ thể có thể tham khảo biểu đồ thể hiện lượng lãi/lỗ các STHs đã thực hiện dưới đây:
⇒ Trong những ngày gần đây, các STHs đã thực hiện nhiều giao dịch chịu lỗ, thậm chí giá trị các khoản lỗ đã nhỉnh hơn đợt hiệu chỉnh tháng 9&10 đôi chút.
Mặc cho các hành vi hoảng loạn bên STHs, xu hướng tích trữ luôn được duy trì mạnh mẽ bất chấp các biến động về giá trong năm 2021.
Tỷ lệ Illiquid Supply (nguồn cung được tích trữ dài hạn trong ví lạnh) đã tăng mạnh trong đợt bán tháo tháng 5 và liên tục duy trì tăng trưởng sau đó. Cụ thể, anh em có thể tham khảo biểu đồ thể hiện tỷ lệ Illiquid Supply/Issuance (tỷ lệ nguồn cung được đưa vào trạng thái tích lũy dài hạn/nguồn cung được khai thác mới). Hiện tại, tỷ lệ này đang chạm mốc 3 ⇒ số coins được đưa vào trạng thái tích lũy dài hạn (mỗi ngày) đang cao gấp 3 lượng được khai thác mới (mỗi ngày).
Xu hướng tích trữ này còn được thể hiện trực tiếp hơn nữa thông qua biểu đồ Netflow Exchange (14DMA) dưới đây:
Lượng outfow (coins được rút từ sàn về ví lạnh) liên tục áp đảo lượng inflow (coins được đưa lên sàn giao dịch) trong những tháng gần đây. Chỉ số inflow chỉ thực sự lấn lướt khi giá chạm đỉnh, và các nhà đầu tư thông minh nhẹ nhàng chốt lời.
Các Miners – thành phần đã không ít lần tạo áp lực bán mạnh cho thị trường cũng đã tích cực tích trữ trong 2 năm gần đây. Lý do có thể đến từ việc cơ sở khai thác đang dần được hiện đại hóa, nâng cao năng suất và giảm chi phí hoạt động. Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới khai thác sang Bắc Mỹ cũng giúp nhiều cơ sở tận dụng được các chính sách vay vốn và cổ phần linh hoạt. Họ không còn phải bán lượng lớn coins ra thị trường chỉ để duy trì hoạt động nữa.
Từ năm 2019 trở lại đây, họ liên tục tích trữ coins mình khai thác được, dần lấn sân sang làm HODLers. Như trong biểu đồ thể hiện tổng lượng Netflow của Miner (tính theo USD) và tổng vốn hóa thị trường, xu hướng HODLing ngày càng xuất hiện nhiều hơn, và kéo dài hơn.
Về hoạt động khai thác, 90% tổng nguồn cung giới hạn của Bitcoin đã được khai thác tính đến hiện tại. Đồng nghĩa với việc 18.9M BTC đã được khai thác bởi thợ đào chỉ trong vòng 13 năm. 10% còn lại đã được lên lịch khai thác kéo dài trong vòng 119 năm tới ⇒ nguồn cung đang bị thu hẹp nhanh chóng.
Trên bề nổi, hoạt động trên các sàn giao dịch đang diễn ra kém sôi nổi. Thành phần tham gia là các STHs, với mục đích cắt lỗ.
Dưới bề chìm, xu hướng tích lũy đang diễn ra mạnh mẽ, Coins lưu thông trên thị trường đang trẻ hóa, các HODLers hạn chế bán ra (ngay cả trong giai đoạn chốt lời), các miners cũng tăng cường tích trữ.
Cập nhật thêm thông tin tại:
Website: https://mgtalk.io/
Telegram Ann: https://t.me/mgTalk_signal
Telegram Group: https://t.me/mgtalk_chat